Đấu tranh với Faisal Saud_của_Ả_Rập_Xê_Út

Một cuộc đấu tranh mãnh liệt giữa hai con trai lớn của Ibn Saud là Saud và Faisal bùng phát ngay sau khi vị quốc vương khai quốc này từ trần. Thu nhập từ dầu mỏ gia tăng không giải quyết được vấn đề tài chính liên quan đến các khoản nợ mà Saud kế thừa từ thời phụ vương, ước tính là 200 triệu USD vào năm 1953. Trên thực tế, khoản nợ này tăng hơn gấp đôi vào năm 1958, lên đến 450 triệu USD. Riyal Ả Rập Xê Út bị mất một nửa giá trị chính thức so với USD. Aramco và các ngân hàng quốc tế đều từ chối yêu cầu tín dụng của Ả Rập Xê Út. Saud đình chỉ một vài dự án cấp chính phủ do ông từng khởi xướng, song tiếp tục dành chi tiêu cho các cung điện xa xỉ.[18]

Saud và Faisal tiến hành đấu tranh trong một cuộc chiến nội bộ về định nghĩa trách nhiệm chính trị và phân chia chức năng chính phủ. Saud thường bị gắn với những thứ như tước đoạt thu nhập từ dầu mỏ, cung điện xa xỉ, âm mưu trong và ngoài nước còn Faisal gắn với tính điềm tĩnh, đạo đức, thông thái về tài chính và hiện đại hoá. Hơn nữa, xung đột giữa hai anh em thường được mô tả là bắt nguồn từ mong muốn của Faisal về kiềm chế chi tiêu của anh trai và giải quyết khủng hoảng tài chính của Ả Rập Xê Út.[cần chú thích đầy đủ]

Cuộc đấu tranh giữa hai anh em diễn ra về vai trò được phân cho Hội đồng Bộ trưởng. Saud bãi bỏ chức thủ tướng bằng một chiếu chỉ, do đó có địa vị là quốc vương cũng như thủ tướng trên danh nghĩa. Trong khi đó, Faisal dự kiến có nhiều quyền lực hơn với tư cách là thái tử và phó thủ tướng.[18]

Thoái vị

Các thành viên trong gia tộc của Saud lo lắng về tính phóng đãng của ông và việc ông bất lực trong việc đương đầu với các thách thức xã hội chủ nghĩa của Nasser. Tham nhũng và chậm tiến khiến chế độ bị suy yếu. Tuyên truyền chống Ả Rập Xê Út của Đài phát thanh Cairo có được một nhóm thính giả tiếp nhận.[19]

Quốc vương Saud và Faisal tiếp tục đấu tranh quyền lực cho đến năm 1962, khi Faisal thành lập một nội các không có Quốc vương do đang ra nước ngoài điều trị y tế. Faisal liên minh với Hoàng tử FahdHoàng tử Sultan. Chính phủ mới của Faisal loại trừ các con trai của Saud. Faisal cam kết một cải cách mười điểm, bao gồm soạn thảo một luật cơ bản, bãi bỏ chế độ nô lệ và thành lập một hội đồng tư pháp.

Đến khi trở về, Quốc vương Saud bác bỏ sắp xếp mới của Faisal và đe doạ huy động Cận vệ Hoàng gia chống lại em mình. Faisal phản ứng bằng cách yêu cầu Quốc vương Saud lập ông ta làm người nhiếp chính và chuyển giao toàn bộ quyền lực hoàng gia cho ông ta. Trong việc này, Faisal nhận được ủng hộ mang tính cốt yếu của ulema (giới học giả Hồi giáo tinh hoa), bao gồm một fatwa (chỉ dụ) do đại mufti của Ả Rập Xê Út (một người thân bên họ mẹ của Faisal) ban bố có nội dung là kêu gọi Quốc vương Saud bằng lòng với các yêu cầu của em mình.[20]

Quốc vương Saud từ chối, khiến Faisal ra lệnh cho Vệ binh Hoàng gia bao vây cung của Saud. Saud cuối cùng phải nhượng bộ và chỉ định Faisal làm người nhiếp chính, trên thực tế biến mình thành bù nhìn. Đến tháng 11, ulema cùng nội các và các thành viên cao cấp trong hoàng gia buộc Saud phải thoái vị, và Faisal trở thành quốc vương.[21][22][23]

Saud bị buộc phải sang sống lưu vong tại Genève, Thuỵ Sĩ, và sau đó ông đến các thành phố khác tại châu Âu. Vào năm 1966, Saud được Nasser mời sang sống tại Ai Cập; tường thuật khác cho biết rằng Quốc vương Saud đến Ai Cập với tư cách tị nạn và ở lại đây từ năm 1965 đến năm 1967.[24] Quốc vương Saud cũng được phép phát tuyên truyền trên Đài Phát thanh Cairo.[24] Một số con trai của ông như Hoàng tử Khalid, Hoàng tử Badr, Hoàng tử Sultan và Hoàng tử Mansur, đi theo ông và ủng hộ các nỗ lực của ông nhằm đoạt lại vương vị.[24] Tuy nhiên, từ sau Chiến tranh Sáu ngày vào năm 1967 giữa Ai Cập và Israel, ông mất đi ủng hộ từ Ai Cập và sang định cư tại Hy Lạp cho đến khi mất vào năm 1969.[24]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Saud_của_Ả_Rập_Xê_Út http://www.arabianbusiness.com/king-abdullah-fires... http://arabnews.com/saudiarabia/article117231.ece http://www.arabnews.com/node/293145 http://www.bfg-global.com/pdfnw/pdf/eng/1-ensalman... http://www.ceri-sciencespo.com/publica/critique/46... http://archive.crossborderinformation.com/Article/... http://www.datarabia.com/royals/famtree.do?id=1769... http://www.elaph.com/Web/Politics/2006/1/124021.ht... http://lexicorient.com/e.o/faisal.htm http://www.maiyamani.com/pdf/From%20Fragility%20to...